CƠ SỞ BIỆN MINH CHO NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TRONG TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP ĐỐI PHÓ VỚI COVID- 19 VÀ CÁC RỦI RO PHÁT SINH TỪ CPTPP

Ngo Nguyen Thao Vy

Lecturer, International law faculty, HCM City University of Law

Nguyen Xuan My Hien

Lecturer, International law faculty, HCM City University of Law

Tóm tắt

Dưới tác động ở quy mô toàn cầu của đại dịch COVID-19, các quốc gia tiếp nhận đầu tư trên thế giới đã ban hành nhiều biện pháp khẩn cấp để chống lại tình trạng khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực. Hiện nay, các quy định bảo hộ đầu tư của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới- Hiệp định đối tác tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã thể hiện sự nỗ lực cân bằng giữa lợi ích công cộng và các quyền lợi của nhà đầu tư, liên quan đến các khía cạnh tố tụng và nội dung, thông qua một số điều khoản pháp lý quy định quyền ban hành pháp luật của nhà nước phù hợp với lợi ích công cộng trong những tình huống “cần thiết”. Tuy nhiên, các quy định trên lại không đủ rõ ràng để chính phủ có thể biện minh cho những biện pháp vi phạm hiệp định của mình. Điều này dẫn đến câu hỏi: Liệu, trong bối cảnh đại dịch COVID- 19, những quy định trong CPTPP có tạo ra cơ sở biện minh hiệu quả cho nhà nước khi đối mặt với những khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài tại trọng tài đầu tư quốc tế? Vì vậy, bài viết này sẽ căn cứ vào pháp luật đầu tư quốc tế để phân tích bản chất và hậu quả pháp lý của các biện pháp khẩn cấp được ban hành trong thời kỳ đại dịch. Từ đo, đánh giá và đề xuất những cách thức biện minh hiệu quả dành cho nhà nước được quy định tại CPTPP trong trường hợp chính phủ bị nhà đầu tư nước ngoài khiếu kiện.

Từ khóa: hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, CPTPP, biện pháp khẩn cấp, đại dịch COVID- 19, cơ sở biện minh, các mục tiêu bảo vệ lợi ích công cộng chính đáng, quyền lực công cộng