donomo bunusuruz donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur casrzino saytleri casrzino saytleri casrzino saytleri donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur donomo bunusur tupubor sitecisi tupubor sitecisi tupubor sitecisi tupubor sitecisi tupubor sitecisi tupubor sitecisi tupubor sitecisi behes sitecisi behes sitecisi onvirn ardrescisi tupibetr ardrescisi
HCMC Ulaw - ROSA - International conference
  • slide-vi

 

HỘI THẢO QUỐC TẾ 

ĐƯỢC TỔ CHỨC BỞI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TRƯỜNG ĐẠI HỌC TOURS

VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA ĐẠI SỨ QUÁN PHÁP TẠI VIỆT NAM


«HIỆN TƯỢNG XOAY TRỤC HOẠT ĐỘNG SANG CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG - ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CỦA CÁC ĐỐI TÁC KINH TẾ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI KHU VỰC TRONG CÁC LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VÀ MÔI TRƯỜNG»

--------

Trong những thập kỷ vừa qua, thế giới được chứng kiến hiện tượng xoay trục các hoạt động thương mại sang châu Á – Thái Bình Dương, nơi các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc và các quốc gia ASEAN, đang phát triển thần tốc. Trước tình hình này, các cường quốc kinh tế phải đối diện với hai thử thách lớn trong khu vực. Một mặt, họ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh quốc tế trên những thị trường tiềm năng nhất khu vực. Mặt khác, họ phải xây dựng những quy tắc thương mại quốc tế mới với một số đối tác chiến lược. Bối cảnh này đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế của các quốc gia bên trong và ngoài khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù vậy, quá trình hợp tác liên kết liên khu vực trong thương mại – đầu tư ngày nay ngày càng trở nên phức tạp và nhiều thách thức do sự phụ thuộc lẫn nhau và đồng thời cạnh tranh khốc liệt, mặt khác, các bên cũng phải bảo đảm phát triển bền vững.

Do nhiều yếu tố cộng hưởng khác nhau, Trung Quốc và các quốc gia ASEAN (trong đó có Việt Nam) đã trở thành địa chỉ thu hút đầu tư nước ngoài quan trọng và tâm điểm của các hoạt động thương mại quốc tế. Các cường quốc kinh tế như Mỹ và EU đều phải thực hiện các chính sách xoay trục hoạt động thương mại tập trung vào khu vực này để bảo đảm khai thác tối đa các lợi ích từ quá trình hợp tác kinh tế. Các nước ASEAN cũng tích cực đa dạng hóa các quan hệ thượng mại với những đối tác thương mại khác nhau bên cạnh EU và Mỹ, như Trung Quốc, Ấn Độ, Úc… thông qua các hiệp định thương mại. Thực trạng này đặt ra nhiều câu hỏi pháp lý liên quan đến ký kết và thực thi các hiệp định thương mại - đầu tư quốc tế giữa các nước trong khu vực với các nền kinh tế khác trên thế giới.

Ngay cả khi Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được coi là một trục quan trọng của chính sách thương mại toàn cầu của họ thời kỳ tổng thống Obama, 11 nước thành viên còn lại của khối vẫn tiếp tục ý tưởng hình thành nên khối thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương thông qua việc ký kết hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018, tên nền tảng đàm phán của TPP. Sự phát triển của CPTPP cũng theo đúng hướng đi của các hiệp định thương mại thế hệ mới: vượt ra ngoài việc loại bỏ thuế quan, nó tích hợp nhiều yếu tố quan trọng như tính minh bạch, các biện pháp chống tham nhũng, quyền lao động và bảo vệ môi trường…

Năm 2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết giữa 10 nước thành viênASEAN và 5 quốc gia đối tác của ASEAN (Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Mặc dù CPTPP chỉ tập trung vào những vấn đề truyền thống của thương mại như cắt giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, đồng thời không có những quy định mạnh mẽ như CPTPP, nhưng đây được ghi nhận là FTA đầu tiên giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc - ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất của Châu Á. Kể từ thời điểm được ký, các chuyên gia khẳng định rằng hiệp định sẽ giúp điều tiết lại nền kinh tế giữa và sau đại dịch COVID-19, cũng như góp phần "kéo trọng lực kinh tế trung tâm về phía châu Á".

Trước những biến đổi mạnh mẽ của khu vực châu Á, EU đã xem xét một cách nghiêm túc chiến lược "xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương". Vào ngày 22 tháng 6 năm 2015, Ủy ban châu Âu đã nhấn mạnh rằng EU có mối một quan tâm chiến lược thực sự trong việc củng cố quan hệ với ASEAN. Kể từ đó, Ủy ban châu Âu đã mở rộng hợp tác và đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các hiệp định tự do thương mại mới với các đối tác quan trọng của họ trong khu vực, như FTA EU-Hàn Quốc (2015), FTA EU-Nhật Bản (2019), FTA EU-Singapore (2019) và FTA EU-Việt Nam (2020). Hiệp định FTA giữa EU – Trung Quốc đã hoàn tất đàm phán. EU đang sẵn sàng thiết lập những kênh hợp tác kinh tế lâu dài với các nước trong khu vực.

Nga cũng đã tăng cường kết nối của họ với một số quốc gia châu Á. Những biến động về kinh tế chính trị đang kéo Nga xích lại gần với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nga cũng đã tuyên bố chính sách phát triển của mình trong tương lai sẽ là hợp tác với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó hai đối tác chiến lược là Ấn Độ và Trung Quốc. Kết nối với ASEAN cũng là một trong những mục tiêu ưu tiên của chính sách kinh tế đối ngoại của Nga trong các thập kỷ tới.

Những sự thay đổi mạnh mẽ của tình hình kinh tế-chính trị toàn cầu trong thập niên qua đã đặt châu Á và đặc biệt các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam trước những cơ hội phát triển mới với nhiều vấn đề đan xen phức tạp. Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và các doanh nghiệp cần hiểu rõ và nắm bắt rõ luật chơi để từ đó xây dựng những chiến lược, giải pháp cho các thách thức mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là yêu cầu thiết yếu trong bối cảnh phát triển hiện nay.

Nắm bắt các vấn đề pháp lý liên quan đến hiện tượng kinh tế toàn cầu này, Trường ĐH Luật Tp. HCM phối hợp với Đại học Tours tổ chức hội thảo quốc tế năm 2023 với chủ đề “Hiện tượng xoay trục hoạt động thương mại sang châu Á – Thái Bình Dương - Ảnh hưởng đối với chính sách của các đối tác kinh tế bên trong và bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và môi trường”. Dự kiến Hội thảo sẽ được tổ chức vào ngày 19-20/10/2023 tại Cơ sở Nguyễn Tất Thành của Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

 

Trường Đại học Luật TP. HCM là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ đại học, sau đại học; là trung tâm nghiên cứu khoa học, trọng tâm là khoa học pháp lý, góp phần xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trường đã và đang tích cực xây dựng mạng lưới hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu với các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu của châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ.

Hội thảo khoa học năm 2023 này là diễn đàn quốc tế để các học giả trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và cố vấn pháp lý phân tích về các vấn đề pháp lý – kinh tế liên quan đến ảnh hưởng của sức hút từ châu Á TháiBình Dương đến chính sách kinh tế được thiết lập trong khu vực, chính sách kinh tế và luật của các cường quốctrước ảnh hưởng của sức hút từ châu Á - Thái Bình Dương và chiến lược kinh tế của các cường quốc châu Á –Thái Bình Dương trên các lục địa khác. Các diễn giả tham gia hội thảo đến từ nhiều quốc gia như: Việt Nam, Ấn Độ, Canada, Hàn Quốc, Indonesia, Ma-rốc, Nga, Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc… Tại hội thảo, các đại biểu tham gia có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng và thực thi quy định, nguyên tắc pháp lý trong việc thực thi các cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hội thảo sẽ giúp tạo ra kênh đối thoại giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các học giả, và các doanh nghiệp, các cố vấn pháp lý của Việt Nam, ASEAN và các đối tác khác đang tham gia vào hoạt động thương mại - kinh doanh – đầu tư quốc tế; gắn kết hoạt động của các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, năng lượng, thương mại dịch vụ, công nghệ, dich vụ pháp lý… với thực tiễn thương mại quốc tế hiện đại.

  • Fpt
  • nishi
  • KLB
  • HuyDuc
  • HoangThu