BIỂU HIỆN “SPS CỘNG” THÔNG QUA QUY ĐỊNH VỀ BẰNG CHỨNG KHOA HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ĐỐI VỚI QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NHẬP KHẨU TRONG CPTPP

NCS.ThS. Nguyễn Thị Thu Thảo

 Giảng viên khoa Luật quốc tế, nghiên cứu sinh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Thương mại thực phẩm chiếm một phần quan trọng trong thương mại toàn cầu, và người tiêu dùng trong nước ngày càng quan tâm hơn đến tính an toàn của thực phẩm nhập khẩu. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiện được đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đại diện cho một mô hình mới của các hiệp định thương mại khu vực lớn, nhằm đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn cho việc vừa thúc đẩy tự do hóa thương mại nhưng cũng đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe nói chung và quyền được cung cấp thực phẩm an toàn nói riêng của công dân các quốc gia thành viên. Chính vì vậy, CPTPP quy định thêm các quy định về các biện pháp kiểm dịch động - thực vật (SPS) của các thành viên so với quy định trong Hiệp định SPS của WTO. Những quy định này có thể gọi là “SPS cộng”. Bài viết phân tích sự phát triển của “SPS cộng” trong các hiệp định thương mại khu vực (RTA); biểu hiện “SPS cộng” thông qua quy định về đánh giá rủi ro và bằng chứng khoa học trong CPTPP; cơ hội và thách thức khi thực hiện các yêu cầu “SPS cộng” về đánh giá rủi ro và bằng chứng khoa học khi ban hành các quy định nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nhập khẩu tại Việt Nam.