Đinh Thị Chiến
Ths, Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
Nguyễn Khánh Phương
Ths, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
Một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu là loại bỏ tất cả các hình thức cưỡng bức lao động (CBLĐ) như được quy định trong Công ước số 29 và 105 của ILO. Việc thực thi cam kết này là một yêu cầu quan trọng không chỉ nhằm bảo vệ quyền cơ bản của người lao động, mà còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày càng hiệu quả vào các sân chơi quốc tế, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập của Việt Nam. Bài tham luận sẽ phân tích các tiêu chí để nhận diện CBLĐ theo quy định của ILO, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về CBLĐ; phân tích các nguyên nhân và thực trạng của CBLĐ tại Việt Nam; trên cơ sở đó, bài tham luận cũng sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm đảm bảo việc thực thi cam kết về xoá bỏ CBLĐ tại Việt Nam.
Từ khóa: Lao động cưỡng bức, Công ước 29, Công ước 105, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.