Nguyễn Thị Kim Cúc
Th.S, Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.)
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, không ngừng đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hoạt động mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện ở nhiều cấp độ khác nhau, đặc biệt là đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh các vấn đề thương mại truyền thống, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới còn đề cập đến các vấn đề phi thương mại như lao động, cụ thể là các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Bài viết nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến tiêu chuẩn xóa bỏ lao động cưỡng bức – một trong bốn tiêu chuẩn lao động quốc tế trong hai hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chiến lược mà Việt Nam là thành viên nói riêng, bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU- Vietnam Free Trade Agreement -EVFTA). Đặc biệt, bài viết đi sâu phân tích, đánh giá, bình luận những điểm tương đồng và khác biệt của pháp luật lao động Việt Nam và hai hiệp định thương mại tự do nói trên về xóa bỏ lao động cưỡng bức, qua đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả nghĩa vụ này.
Từ khóa: lao động cưỡng bức, EVFTA, CPTPP, pháp luật lao động Việt Nam