SO SÁNH QUY ĐỊNH CHỐNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG VIỆC LÀM VÀ NGHỀ NGHIỆP GIỮA CÁC THIẾT CHẾ CỦA ILO, EVFTA, CPTPP VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Hoàng Thị Minh Tâm

Giảng viên Đại học Luật TP.HCM.

Lê Thanh Bình

Học viện Cán bộ TP.HCM.

Phân biệt đối xử là một trong những vấn đề được tranh luận sôi nổi nhất trong các diễn đàn pháp lý – chính trị. Phân biệt đối xử là hiện tượng cần được hạn chế và loại bỏ nhằm đạt được sự công bằng và bình đẳng cho mọi người - là những giá trị mà bất kỳ nhà nước tiến bộ nào cũng hướng đến. Trong lao động, được đối xử tôn trọng và công bằng là động lực để người lao động tiếp tục đóng góp sức lực, trí tuệ cho các hoạt động kinh tế. Là tổ chức đại diện cho người lao động lớn nhất thế giới, ILO đã thể hiện quan điểm tiến bộ bằng việc xác định nguyên tắc trả công bình đẳng cho công việc có giá trị ngang nhau cũng như định nghĩa hành vi phân biệt đối xử trong lao động. Bên cạnh đó, các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đã tham gia gần đây như CPTPP, EVFTA tiếp tục nhấn mạnh vai trò của các bên trong loại bỏ nạn phân biệt đối xử trong lao động. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ phân tích, đối chiếu các cam kết kể trên và pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này, từ đó định hướng cụ thể việc nội lực hóa các cam kết này.

Từ khóa: phân biệt đối xử, lao động, ILO, FTA, luật lao động.